Phụ nữ có U xơ tử cung có được dùng Flavia Plus hay các sản phẩm khác từ đậu nành và mầm đậu nành không?

U xơ tử cung

u xơ tử cung

U xơ tử cung (hay còn gọi là nhân sơ tử cung) là những khối u lành tính của tử cung và cứ trung bình 4 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có 1 trường hợp mắc bệnh. Chảy máu tử cung nặng hoặc bất thường, đau hoặc áp lực vùng chậu, vô sinh và sẩy thai liên tục thường liên quan đến U xơ tử cung 1.

Nhiều bằng chứng cho thấy nguy cơ u xơ tử cung có liên quan tích cực với mức tiêu thụ chất có cồn, đặc biệt là bia 2. Giả thiết rằng bia có tác dụng khác với các loại rượu khác đối với các khối u phụ thuộc vào hormone. Nghiên cứu chỉ ra rằng Phytoestrogen trong bia (8-prenylnagigenin) kích thích sự phát triển của các dòng tế bào ung thư vú MCF-7/6 trong ống nghiệm, và có thể bắt chước tác động của 17b-E2 2.

Vậy phytoestrogen trong đậu nành thì như thế nào?

Nhiều nghiên cứu về mối liên quan của việc sử dụng isoflavon (một loại phytoestrogen chiết xuất từ mầm đậu nành) với kích thước u xơ tử cung, kết quả cho thấy isoflavon không làm tăng thêm kích thước của u xơ tử cung 3,4,5.

Theo một báo cáo khác trên nhóm phụ nữ Nhật Bản, kết quả đã phát hiện ra rằng ăn đậu nành giúp giảm nguy cơ cắt bỏ tử cung, cho thấy tác dụng bảo vệ tiềm năng của đậu nành chống lại u xơ tử cung 6

Tài liệu tham khảo

  1. J Clin Endocrinol Metab, Uterine Leiomyoma: Available Medical Treatments and New Possible Therapeutic Options March 2013, 98(3):921–934
  2. Risk of uterine leiomyomata in relation to tobacco, alcohol and caffeine consumption in the Black Women’s Health, StudyHuman Reproduction Vol.19, No.8 pp. 1746–1754, 2004
  3. Association of intakes of fat, dietary fibre, soya isoflavones and alcohol with uterine fibroids in Japanese women, British Journal of Nutrition (2009), 101, 1427–1431
  4. Inhibition of leiomyoma cell proliferation in vitro by genistein and the protein tyrosine kinase inhibitor TKS050, Fertility and Sterility Vol. 87, No. 1, January 2007
  5. Environmental exposure and risk of uterine leiomyoma: an epidemiologic survey, Eur Rev Med Pharmacol Sci. 2013 Dec;17(23):3249-56.
  6. Ashadeep Chandrareddy et al, Adverse effects of phytoestrogens on reproductive health: A report of three cases, Clinical Practice (2008) 14, 132–135